Cựu nghị sỹ Mỹ Eni Faleomavaega. Ảnh: alchetron.com
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 18/5, cựu nghị sỹ Mỹ Eni Faleomavaega, nguyên là Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương và Môi trường Toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đã ra Tuyên bố báo chí khẳng định sự ủng hộ đối với Việt Nam, đồng thời nêu rõ Việt Nam đã đạt nhiều thành quả về nhân quyền, bao gồm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo và quyền của tù nhân.
Ông Faleomavaega cho rằng một số nghị sỹ trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ tiếp tục tổ chức các cuộc điều trần thường niên phản ánh một cách không công bằng về Việt Nam. Những thông tin đó là không chính xác và được số nghị sỹ này sử dụng với động cơ chính trị nhằm gây bất ổn Việt Nam.
Cựu nghị sỹ Faleomavaega nhấn mạnh tất cả các quốc gia khác cũng như Liên hợp quốc đều công nhận những tiến bộ của Việt Nam và Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một quốc gia lãnh đạo trong khu vực. Do đó, lợi ích của Mỹ là phải phối hợp với Việt Nam chứ không phải chống Việt Nam.
Đặc biệt, trong bối cảnh gia tăng căng thẳng tại Biển Đông, Mỹ cần sự ủng hộ từ các nước khu vực trong nỗ lực bảo đảm tự do hàng hải tại châu Á – Thái Bình Dương.
Trong các dịp đến thăm Việt Nam trước đây, cựu nghị sỹ Faleomavaega đã tận mắt chứng kiến cam kết của các nhà lãnh đạo Việt Nam đối với việc thúc đẩy hợp tác vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như trong quan hệ Việt – Mỹ.
Ông đã tham dự các nghi lễ khác nhau ở nhiều địa điểm tôn giáo khác nhau, do đó, ông khẳng định Việt Nam là một quốc gia ủng hộ các hoạt động tôn giáo và chủ động bảo vệ các tổ chức tôn giáo phù hợp với luật pháp.
Ông Faleomavaega ca ngợi chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Barack Obama, trong đó ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc Mỹ cần dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, qua đó thể hiện mối quan hệ quốc phòng và an ninh ngày càng lớn mạnh giữa hai bên.
Cựu nghị sỹ Faleomavaega cũng gửi lời chúc mừng tới ban lãnh đạo mới ở Việt Nam, ủng hộ Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh vì tất cả những điều ông đã làm để thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ và chúc Việt Nam thành công trong kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới.
Ông Faleomavaega là hạ nghị sỹ của vùng lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ từ năm 1989 – 2015 và là nhân vật có uy tín, ảnh hưởng trong các vấn đề đối ngoại thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, từng bảo trợ một số nghị quyết liên quan vấn đề nhân quyền và Biển Đông theo hướng tích cực cho Việt Nam.
ông Đạo như thành một người khác sau khi sống lại trong đám tang của mình
Sống lại giữa đám tang
Người chết đi sống lại ấy tên đầy đủ là Nguyễn Văn Đạo, còn cô vợ có cái tên rất đẹp Nguyễn Bạch Tuyết, cả hai đều đang trong cái hạn tuổi 53 (ngụ xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)
Theo bà Tuyết, chuyện về ông Đạo người dân nơi đây ai ai cũng biết, họ phong cho ông cái biệt danh này chính bởi vì sự bất thường sau lần chết hụt cách đây không lâu.
Nhớ lại thời khắc kinh hoàng ấy, bà Tuyết nắm chặt tay chồng, đưa tầm mắt xuôi theo dòng kí ức. “Đó là vào trưa ngày mùng 4 tết, chồng tôi đi chăm bà chị bị ốm trên thành phố Tân An, tỉnh Long An. Trong khi đang giặt đồ trong nhà tắm, ông Đạo trượt chân té ngã. Ngau sau đó, ông gượng dậy thì lại khụy xuống một lần nữa, đầu đập xuống nền gạch kêu thành tiếng lớn.
Chị ông lúc này nghe thấy liền vào kiểm tra thì bắt gặp ông Đạo chảy nhiều máu trên đầu, miệng có biểu hiện trào bọt mép. Ngay lập tức, ông Đạo được đưa đến bệnh viện Đa khoa Long An. Lúc này, ông đã hôn mê sâu, người tím tái. Tuy đã được các bác sĩ nhiệt tình cứu chữa, nhưng nhận thấy bệnh nhân ngày càng yếu dần, không còn khả năng sống sót, ông Đạo lúc này cầm chắc “giấy báo tử” trong tay, nên được về nhà gặp mặt người thân lần cuối.
Tuy vậy, chưa kịp về tới nhà, ông Đạo đã “chết” dọc đường đi. Rớm nước mắt, bà Tuyết tâm sự: “Hôm đó là sáng ngày mùng 6 tết (24/2/2015), trên đường về tôi sờ vào người ông ấy thì toàn thân đã lạnh ngắt, tim ngưng đập, dù có gọi thế nào cũng không có phản ứng. Quá đau buồn, tôi đã điện về thông báo gia đình, chuẩn bị lo tang lễ.
Vừa về tới nhà, lúc này đã có rất đông bà con tụ tập. “Thi thể” ông Đạo được đặt ngay ngắn trên chiếc dường ngay chính giữa căn nhà. Trong tiếng khóc thương, khói hương nghi ngút, mỗi người một tay chuẩn bị các thủ tục cần thiết giúp ông Đạo “lên đường thanh thản”.
Ngôi nhà của vợ chồng ông Đạo
Bà Tuyết lúc này dù đau buồn, nhưng do cái chết của chồng quá bất ngờ nên buộc phải chạy đôn chạy đáo vay tiền lo đám tang. Cỗ quan tài lạnh ngắt được kêu từ xã bên cũng được chở đến ngay tức thì, đặt ngay ngắn cạnh ông Đạo.
Mọi thủ tục gần như đã xong xuôi, người đến nói lời từ biệt cũng vãn dần, bà Tuyết mệt mỏ ngồi gục khóc ngoài sân. Trong nhà lúc này chỉ còn vài ba người nán lại an ủi hai cô con gái đáng thương của gia đình. Bỗng từ đâu, một tiếng la thất thanh vang lên khiến mọi người xa gần ùn ùn kéo đến một lần nữa: “Ông Đạo sống lại rồi bà con ơi”.
“Tôi đang ngoài sân, nghe thấy tiếng người đàn ông kêu chồng mình tỉnh lại mà người run lẩy bẩy, muốn chạy vào nhà mà không sao đứng dậy nổi. Mãi lúc sau, khi nghe tiếng cười nói, vỗ tay, cháu lớn chạy ra đỡ tôi lên, vào nhìn ông ấy mình mới tin đó là sự thật” – bà Tuyết vui vẻ cho hay.
Chiếc giường nơi ông Đạo nằm lúc này đông nghẹt người vây kín xung quanh, cỗ quan tài ngay lập tức được vài thanh niên bê ra bỏ góc vườn. Ông Đạo mắt lờ đờ đảo quanh khắp nhà, ngơ ngác nhìn mọi người như chưa hề hiểu chuyện. Bà Tuyết cùng người thân cũng tròn mắt nhìn ông.
Đáng sợ hơn, trong lúc yếu ớt nửa mê nửa tình, miệng ông Đạo còn liên tục phát ra những ngôn từ kì lạ, không ai hiểu kẻ vừa mới “chết hụt” đang muốn truyền tải thông điệp gì?. Thế là không ai bảo ai, cư dân ấp Mỹ lại nhốn nháo khăn gói đưa ông lên Bệnh viện Quân y 120 Tiền Giang cấp cứu cho “người chết”.
Hơn 10 ngày nằm giường bệnh, ông Đạo đã được xuất viện với tình trạng hoàn toàn tỉnh táo, không còn biểu hiện mệt mỏi hay đau đầu.
Biến thành trẻ con ở tuổi ngũ tuần
Từ ngày ra viện, tuy may mắn thoát chết nhưng sức khỏe ông Đạo suy giảm hẳn. Không những thế, ông lại mắc một căn bệnh rất lạ mà theo bà Tuyết, ông trông chẳng khác gì một đứa trẻ lên ba.
Bà Tuyết chăm sóc chồng mình
“Ông ấy kì cục lắm. Với con người, những hàng xóm, người thân thích thì ai chồng tôi cũng nhớ cả. Nhưng riêng với sự việc, sự vật thì chỉ ngoảnh đi ngoảnh lại trước sau, ấy là lại quên mất. Sức khỏe cũng yếu đi trông thấy, những công việc trước đây hay làm giờ tôi không yên tâm để ông Đạo tiếp tục, kinh tế cũng vì thế mà gặp nhiều khó khăn hơn”.
Quả là kì lạ, giây phút đầu tiên tiếp xúc với “dị nhân”, chúng tôi không thể nào nhận ra sự khác biệt trong con người của người đàn ông này. Ông Đạo ăn mặc gọn gàng, trả lời hết sức rành mạch từng câu hỏi. Kể cả khi, hỏi về lần chết hụt, ông Đạo vẫn gật đầu xác nhận, và còn nói rõ ràng từng nằm viện nào.
Cảm giác khi biết mình tỉnh lại sau cái chết, ông ậm ừ cho hay: “Cái đó khó tả lắm chú ạ. Trong người nó cứ lâng lâng, chân tay nóng ran, đầu óc nhẹ nhàng như vừa mới ngủ dậy vậy.”
Thế nhưng, vừa dứt lời, ông Đạo lại khóc nức nở mà gục đầu vào vợ không khác gì đứa con nhỏ giận dỗi mè nheo. Liền đó, bà Tuyết ra vẻ nghiêm nghị dặn chồng: “Tóc tai dài thế này rồi đây, tí tôi chở đi hớt nghe chưa, mà từ sáng tới giờ chưa ăn gì đâu đó…”.
"Từ ngày ông Đạo sống lại, tôi chuyển qua ăn chay trường và ngày ngày thắp hương, cầu nguyện cho bề trên phù hộ, che chở cho cả gia đình. Tôi cho rằng, nghị lực của người lính, niềm khao khát cuộc sống mãnh liệt đã giúp ông ấy vượt qua ranh giới của sự sống và cái chết. Tình nghĩa vợ chồng là ở lúc này, hoàn cảnh nào cũng phải gắn bó bên nhau.” – bà Tuyết ngâm ngùi cho hay.
Trong suy nghĩ của người vợ, ông Đạo như được tái sinh thành con người khác, Tuy vậy, ông vẫn là chồng, là cha của các con bà. Nỗi đau “mất chồng” đã từng thấm thía, bà vẫn luôn ám ảnh với thời khắc đau đớn ấy. Ông Đạo sống lại, là biết bao hi vọng được mở ra. Bà Tuyết còn động lực để tiếp tục cuộc sống, còn có người bầu bạn mỗi đêm tối nơi miệt vườn hun hút cỏ cây./.
Theo nguồn tin riêng của BongdaPlus, Mito Hollyhock đã đồng ý để tiền đạo Công Phượng trở về Việt Nam tập trung ĐTQG đợt này. Điều này đồng nghĩa anh là một trong những cái tên được HLV Nguyễn Hữu Thắng điền vào danh sách.
Bên cạnh đội tuyển U19 Việt Nam, đội tuyển quốc gia Việt Nam cũng sẽ tập trung vào ngày 23/5 tới đây tại khách sạn La Thành (Hà Nội), tức là thời điểm một ngày sau khi vòng 11 V.League 2016 kết thúc. Trong khi HLV Hoàng Anh Tuấn của U19 Việt Nam đã công bố danh sách 28 cầu thủ thì chiến lược gia Nguyễn Hữu Thắng vẫn chưa đưa ra những cái tên được ông nhắm đến trong đợt tập trung tới đây.
“Trước thời điểm tập trung ĐTQG 1 tuần, tôi sẽ tiến hành công bố danh sách ĐTQG”, HLV Nguyễn Hữu Thắng chia sẻ trong buổi họp báo gần đây tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Tuy nhiên một thông tin rất đáng chú ý được Trưởng đoàn Nguyễn Tấn Anh của HA.GL tiết lộ với phóng viên BongdaPlus cách đây ít phút là tiền đạo Nguyễn Công Phượng sẽ trở về Việt Nam vào thời gian tới đây để hội quân cùng ĐTQG.
Công Phượng được Mito Hollyhock cho phép trở về Việt Nam tập trung ĐTQG - Ảnh: Football Channel Vietnam
“Phó Chủ tịch thường trực LĐBĐ Việt Nam, Trần Quốc Tuấn đã báo một tin vui cho HA.GL. Đó là tiền đạo Nguyễn Công Phượng đã được Mito Hollyhock đồng ý cho trở về Việt Nam vào thời gian tới. Công Phượng sẽ có tên trong danh sách tập trung của ĐT Việt Nam. Ngoài Công Phượng, sắp tới có thể là cả Tuấn Anh và Xuân Trường”, ông Tấn Anh chia sẻ với phóng viên BongdaPlus.
Công Phượng đã được Mito Hollyhock điền tên vào danh sách đăng ký thi đấu trong 2 trận đấu gần đây ở J.League 2. Tiền đạo này cũng được cho ra sân 8 phút trong trận hòa 1-1 của Mito Hollyhock với Giravanz Kitakyushu. Ngoài ra, Công Phượng cũng đã có bàn thắng đầu tiên ở đội bóng Nhật Bản vào lưới Đại học Ryutsu Keizai.
Nói về ĐT Việt Nam, 1 tuần sau khi hội quân, thầy trò HLV Nguyễn Hữu Thắng sẽ có trận giao hữu với ĐT Syria. Sau đó các tuyển thủ sẽ sang Myanmar thi đấu cúp Quốc tế 2016, với trận đầu tiên gặp Hong Kong (TQ) vào ngày 3/6 tại Trung tâm Đào tạo trẻ Yangon. Nếu giành chiến thắng, Việt Nam sẽ gặp đội thắng trong cặp Myanmar – Singapore ở trận chung kết diễn ra vào 6/6.
Hôm nay là sinh nhật lần thứ 21 của tiền vệ Nguyễn Tuấn Anh. Do không có điều kiện gặp trực tiếp vì Tuấn Anh đang thi đấu ở Nhật Bản nên đại diện HA.GL đã thông qua BongdaPlus gửi lời chúc tới cầu thủ này. Ngoài HA.GL, Tuấn Anh cũng nhận được lời chúc từ người đàn anh kết nghĩa ở Yokohama FC. Đó là “cây trường sinh” Kazuyoshi Miura.
Ông Đỗ Phủ, luật sư của Minh Béo cho hay hồ sơ vụ việc của nghệ sĩ Minh Béo thực chất không khó hay ghê gớm như người ta nghĩ. Ông đã tìm ra khá nhiều chỗ bị bơm phồng lên so với thực tế.
Vụ việc nghệ sĩ Minh Béo bị bắt tại Mỹ với những cáo buộc liên quan đến xâm phạm trẻ em đã thu hút sự quan tâm dư luận thời gian qua. Trước phiên điều trần thứ 2 diễn ra vào ngày 13/5 tới, VietNamNet đã có buổi trao đổi thông tin với luật sư Đỗ Phủ - luật sư của Minh Béo tại Mỹ,
Ông có biết chính xác những điều gì sẽ diễn ra trong phiên điều trần ngày 13/5?
Phiên điều trần lần tới là buổi thương lượng giữa bên công tố viên và luật sư bào chữa. Chúng tôi sẽ đưa ra những bằng chứng về điểm yếu, khiếm khuyết trong hồ sơ này và những yếu tố lập thành tội danh.
Việc thương lượng, hai bên xem bằng chứng lẫn nhau để đi đến một kết quả, đồng ý hoặc không đồng ý, vì mỗi người nhìn nhận hồ sơ một cách khác nhau. Nếu không đồng ý có thể có những buổi thương thuyết kế tiếp trước ngày xét xử sơ thẩm. Thông thường, hai bên sẽ còn vài lần thương thuyết nữa.
Ông đánh giá như thế nào tầm quan trọng của buổi thương thuyết này?
Tôi đã được cung cấp tất cả các bằng chứng nhưng tôi thấy trong hồ sơ còn thiếu một số dữ kiện mà tôi thấy là cần thiết. Ở Mỹ, ngay cả khi bên công tố viên có những bằng chứng bất lợi cho họ nhưng theo luật thì họ vẫn phải đưa cho tôi. Nếu không có thì họ phải nói cho tôi ngay và nếu tôi kiếm được những hồ sơ đó sau này thì tức là bên công tố viên họ đã vi phạm. Họ phải miễn vụ án, tức là không được truy tố nữa.
Trong một cuộc trò chuyện trước, ông từng nói mình sẽ tìm ra những chỗ điểm có xu hướng bị bơm phồng, nhất là đối với vụ án có yếu tố người nổi tiếng. Vậy ông đã tìm thấy những điểm đó chưa?
Tôi đã tìm được một số chuyện nhưng tôi không thể nói ra được. Vì nếu nói ra, báo chí lại đăng lên. Họ sẽ biết chiến thuật và chiến lược của tôi và sẽ tìm cách che đi lỗ hở của mình bằng cách đưa ra bằng chứng khác hoặc tìm cách chuẩn bị, gài vào chỗ trống.
Luật sư Đỗ Phủ và thân chủ trong phiên điều trần lần 1.
Tôi khẳng định có khá nhiều chỗ bị bơm phồng. Chức năng của cơ quan công quyền, cơ quan biện lý là làm công việc của mình thôi. Phía bào chữa thì ngược lại, tôi sẽ xem có chính xác không, “hơi” bơm vào có đúng không.
Tôi có đọc thấy thông tin yếu tố nhân thân tốt (được nhiều người yêu mến ủng hộ) và những hoạt động từ thiện thường xuyên của Minh Béo ở Việt Nam trước đó sẽ giúp nghệ sĩ này giảm nhẹ tội trạng. Thông tin này có khả tín không, thưa ông?
Anh là một người tốt thì làm sai vẫn bị xử. Chuyện những gì họ làm trước đó tốt cho cộng đồng, xã hội không thuyết phục cho việc ra toà bị xử có tội hay không có tội. Nhưng nó có đóng một vai trò quan trọng để họ được giảm án sau khi bị kết tội.
Ví dụ, bản án của họ tối đa là 3 năm thì vì những việc công đức, công quả mà họ làm, mức án có thể giảm xuống còn 1 năm như luật định. Quan toà có thể đi qua vụ án bằng cách cho họ hưởng mức án tối thiểu (trong khi Công tố viên luôn đòi hỏi họ phải bị xử theo mức án tối đa mà pháp luật quy định).
Tình trạng sức khoẻ và tinh thần của thân chủ anh hiện đang như thế nào?
Tôi mới vào thăm Minh cách đây một ngày trước. Về tinh thần, cả Minh lẫn gia đình đang chịu một áp lực rất nặng mà không biết đó là áp lực gì. Phải tới ngày mai, ngày mốt – trước ngày ra toà – tôi mới có thể khẳng định nó là gì. Từ sự lo lắng của Minh đến người nhà của cậu, họ cũng nói với nhau thường xuyên về áp lực đó.
Anh Kiên (anh trai Minh Béo) có chủ động đề xuất phương án với ông không hay phó thác hoàn toàn?
Tôi nghĩ anh trai Minh Béo không biết luật bên Hoa Kỳ nên không thể chủ động được. Người thực sự chủ động trong chuyện này là chính cậu Minh. Người anh chỉ lo về vấn đề tinh thần và an ủi Minh và lo một số chuyện phần ngoài. Nhưng người quyết định chính trong chuyện này vẫn là Minh Béo.
So với nhiều vụ hình sự mà ông từng nhận làm, ông chấm vụ Minh Béo lần này khó đến mức độ nào?
Độ khó của hồ sơ lần này thực sự không lớn như người ta nghĩ. Minh Béo là người nổi tiếng bên Việt Nam nên câu chuyện thành ra lớn. Người ta nhìn vào có thể không thích và hay có thành kiến vì có yếu tố trẻ em chứ mức độ của hồ sơ này không thuộc loại khó. Nếu tính trong thang điểm 10, tôi nghĩ nó khoảng 5, 6 là cùng thôi, không tới 7, 8 đâu.
Nghệ sĩ Minh Béo.
Kể từ ngày kết thúc phiên điều trần đầu tiên hồi tháng 4, hiện tại ông đã chuẩn bị được bao nhiêu phần trăm cho hồ sơ này?
Thứ nhất, tôi đang lấy những bằng chứng mà tôi nghĩ là chưa đủ. Một việc cấp bách nữa mà tôi muốn làm đó là xin cho Minh được tại ngoại hầu tra với số tiền đúng luật bằng cách nộp những chứng minh, dữ kiện mới, cách mới để quản chế Minh khiến cậu ấy không thể rời khỏi khu vực này được.
Nếu Minh Béo được tại ngoại hầu tra, tôi sẽ thêm vào hiện trường, những nơi mà câu chuyện xảy ra, xem thêm lời khai của nhân chứng miêu tả sự việc có đúng với hiện trường lúc đó hay không. Nhiều lúc nhân chứng nói một chuyện đã có thể sai cả câu chuyện. Đó là những bước kế tiếp của tôi từ đây cho đến mùng 10/6.
Theo luật Mỹ, cậu bé – người được cho là bị nghệ sĩ Minh Béo xâm hại tình dục – và gia đình cậu liệu có quyền được bảo mật danh tính bằng cách không xuất hiện, thậm chí là trong phiên toà xét xử Minh Béo?
Điều này tuỳ thuộc đó là phiên toà gì. Nếu đó là phiên toà chính xử có tội hay không có tội thì theo quyền Hiến định số 6 của luật pháp Mỹ, họ có quyền đối chất với người truy tố mình.
Tôi bắt buộc họ phải đưa ra người đã nói thân chủ tôi sờ mó họ. Đó là tinh thần căn bản trong Hiến định điều số 6. Nếu họ không đưa ra, tức là vi hiến thì coi như phiên toà không có vì không có nhân chứng, cho nên họ bắt buộc phải đưa ra người đã tố cáo và tiến hành quyền đối chất. Một là qua chính bản thân người bị truy tố đối chất, hai là qua luật sư đối chất.
Tôi tin rằng đây là giai đoạn rất nhạy cảm. Liệu lúc này, phía cơ quan điều tra, cơ quan công tố có những động thái gì đáng chú ý không, thưa ông?
Tôi nghĩ, trong phiên toà lần tới đây, người luật sư Chánh biện lý quận Cam sẽ không ra mặt nhưng họ sẽ giao cho luật sư đại diện phía cơ quan Chánh biện lý là Phó Chánh biện lý ra mặt để thương lượng. Ngày 10/6, khi phiên toà xét xử sơ thẩm diễn ra, có thể ông Chánh biện lý sẽ tham dự.
“Việc điều tra phóng sự là bình thường và có nhiều ý nghĩa trong công tác đấu tranh chống sai phạm của các chủ thể khác trong xã hội, bảo vệ người tiêu dùng”, luật sư Lê Văn Thiệp nhận định.
Như đã đưa tin, ngày 10/5, Công an huyện Đại Từ (Thái Nguyên) cho hay, đơn vị này đã tạm giữ hình sự Nguyễn Duy Tùng (Tổ dân phố chợ 1, TT. Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên) để điều tra vụ phóng viên VTV bị chém.
Vào khoảng 15h30 ngày 8/5, anh Trịnh Lưu Tuấn, (SN 1979) và anh Phùng Văn Định (SN 1984), đến trụ sở Công an huyện Đại Từ trình báo vụ việc bị chém gây thương tích.
Theo thông tin trình báo của anh Tuấn và anh Định thì các anh là phóng viên của chương trình Chuyển động 24h (VTV), trong vai người mua chè, đến gia đình ông Nguyễn Anh Minh, (trú tại tổ dân phố Chợ 1, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) bí mật ghi hình hoạt động sao chè.
Cơ quan điều tra đang làm việc liên quan vụ 2 phóng viên VTV 24 bị chém trong lúc ghi hình tác nghiệp - ảnh: Dân trí.
Khi anh Tuấn đang tiến hành ghi hình thì anh Nguyễn Duy Tùng, là con trai của ông Minh đang ngồi chẻ củi ở gần đó phát hiện. Anh Tùng yêu cầu anh Tuấn bỏ máy quay phim ra, nhưng anh Tuấn không đồng ý, hai bên đã xảy ra xô xát, Tùng đã dùng dao đang chẻ củi chém anh Tuấn bị thương vào cánh tay.
Thấy anh Tùng có thái độ côn đồ, anh Tuấn và anh Định bỏ máy quay tại hiện trường và chạy đến Công an huyện Đại Từ để trình báo.
Tại cơ quan công an, anh Trịnh Lưu Tuấn khai là phóng viên chương trình Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, anh Tuấn và anh Định đều không xuất trình được giấy tờ tùy thân.
Đến sáng ngày 9/5, qua hệ thống thư điện tử, CA huyện Đại Từ nhận được giấy giới thiệu của Trung tâm tin tức VTV 24 Đài truyền hình Việt Nam cử ông Tuấn và ông Định đến UBND huyện Đại Từ liên hệ công tác.
Việc 2 phóng viên Trung tâm tin tức VTV 24 nhập vai để điều tra lấy thông tin có được pháp luật cho phép và người gây thương tích cho một trong hai phóng viên sẽ bị xử lý ra sao? Để làm rõ vấn đề này PV đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia pháp lý.
Đưa ra quan điểm của mình về vụ việc luật sư Lê Văn Thiệp, Trưởng VP Luật sư Toàn Cầu, Đoàn luật sư TP. Hà Nội nhận định: “Phóng viên có quyền tác nghiệp theo quy định của Luật Báo chí và các quy định khác của pháp luật. Việc điều tra phóng sự là bình thường và có nhiều ý nghĩa trong công tác đấu tranh chống sai phạm của các chủ thể khác trong xã hội, bảo vệ người tiêu dùng.
Việc nhập vai bất kỳ để điều tra làm rõ sự thật của vụ án là không trái pháp luật, rất tích cực và cần được ủng hộ. Còn hành vi chém người thì dù người đó là ai cũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu kết quả giám định thương tật đủ căn cứ khởi tố hình sự thì vẫn bị xử lý bình thường”.
Theo luật sư Lê Văn Thiệp thì trong vụ việc này việc hành vi chém phóng viên và quay phim của Đài truyền hình Việt Nam hóa trang, nhập vai người buôn chè của ông Nguyễn Duy Tùng thì không thể coi hành vi cố ý gây thương tích có thêm tình tiết tăng nặng là phạm tội vì lý do công vụ của nạn nhân vì người phạm tội không biết hai người bị chém là phóng viên.
Trong khi đó, luật sư Tạ Anh Tuấn – Trưởng văn phòng luật sư Bách gia Luật và Liên danh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội lại cho rằng: “Khi phóng viên đi tác nghiệp ở một địa điểm nào đó, gặp gỡ ai mà không có giấy giới thiệu, không xuất trình thẻ nhà báo, không nêu mục đích chuyến làm việc của mình thì bất luận thế nào cũng không được coi là hợp pháp.
Việc phóng viên tổ chức điều tra bí mật là thể hiện sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của phóng viên đối với nghề nghiệp. Nhưng về cơ bản, pháp luật không cho phép những cách tác nghiệp kiểu này, và nếu có xảy ra rủi ro thì phóng viên phải chịu trách nhiệm.
Việc phóng viên đi thực hiện cuộc điều tra và áp dụng biện ghi âm, ghi hình bí mật cần phải được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan báo chí đó. Hay nói một cách cụ thể, trước khi làm việc này phải xây dựng kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ và phải có sự bảo vệ. Việc bảo vệ này được tiến hành như thế nào là do tùy tính chất của việc điều tra.
Đối với hành vi của con trai chủ nhà chém một trong hai phóng viên bị thương có dấu hiệu tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009. Để có căn cứ khởi tố về tội danh này người bị hại cần có đơn yêu cầu khởi tố và đề nghị cơ quan công an trưng cầu giám định thương tích”.
Vụ án "Giết người - Cướp tài sản" xảy ra tại thôn Thế Long, xã Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) vào đêm 2-2-1998 (tức mùng 6 Tết Mậu Dần) đã trôi qua hơn 18 năm nhưng dư âm của nó vẫn còn âm ỉ.
Bằng sự kiên trì, mưu trí, kết hợp với việc sử dụng chiến thuật xét hỏi linh hoạt, các điều tra viên đã buộc đối tượng bị bắt về hành vi "đánh bạc" phải khai nhận tội về hành vi “giết người - cướp tài sản”.
Án mạng ở một vùng quê
Sáng sớm 3-2-1998 (tức mùng 7 Tết Mậu Dần), trên đường ra ruộng, đi ngang khu vực gò Hàng Cầy, anh Nguyễn Hữu Nghiệp (trú ở thôn Thế Long, xã Tịnh Phong) bất ngờ phát hiện 1 người đàn bà bất động bên đường, mặt úp xuống đất. Khi đến gần, anh Nghiệp nhận ra đó là chị Lê Thị Liêm (trú ở xóm 1, thôn Thế Long), đã chết.
Tiếp nhận tin báo, 1 đoàn công tác gồm các giám định viên của phòng Kỹ thuật hình sự, các trinh sát, điều tra viên của Phòng Cảnh sát hình sự và Phòng Cảnh sát điều tra lập tức đến hiện trường để tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và nắm tình hình ban đầu.
Kết quả giải phẫu tử thi cho thấy: Cổ nạn nhân có nhiều dấu vết vân tay, trên đỉnh đầu có dấu vết bầm tím, lún da kết hợp với lời khai của người nhà nạn nhân phát hiện 2 chiếc nhẫn đeo tay, 2 chiếc vòng đeo tai và 1 sợi dây chuyền đeo ở cổ (tất cả đều bằng vàng 24k) mà chị Liêm đeo hằng ngày đã mất, lãnh đạo Phòng Cảnh sát điều tra đã đưa ra ngay nhận định: Nạn nhân chết do bị bóp cổ và bị đánh vào đầu dưới tác động của vật tày. Đây là 1 vụ án "Giết người - cướp tài sản".
Tổng hợp kết quả xác minh các thông tin và lời khai của người thân trong gia đình, được biết: Nạn nhân Lê Thị Liêm (35 tuổi), chưa có chồng, ở với cha mẹ già. Đêm bị giết, chị Liêm có xin phép cha mẹ đi xem ti vi tại nhà ông Nguyễn Hữu Lý, ở cùng thôn, sau đó không thấy trở về.
Ngay trong buổi sáng 3-2-1998, Ban chuyên án đã quyết định chia làm 2 tổ: Một tổ trinh sát tập trung xác minh số đối tượng có tiền án, tiền sự là người ở địa phương. Có trên 15 đối tượng thuộc diện này đã được mời gọi, hỏi tại trụ sở UBND xã Tịnh Phong, nhưng không phát hiện có biểu hiện bất minh về thời gian trong đêm 2-2.
Đối tượng Nguyễn Thanh Bình được dẫn giải đến phiên tòa
Một tổ gồm các điều tra viên tập trung xác minh các mối quan hệ của nạn nhân trước ngày bị giết, kết quả được biết: Trong những ngày Tết, nhiều người thấy chị Liêm cùng 1 số bạn gái trong thôn có đi chơi với nhóm thanh niên là người ngoài địa phương.
Đáng chú ý là vào sáng 31-1-1998 (tức mùng 4 Tết Mậu Dần) một số người trong thôn đã cùng với 2 thanh niên, có độ tuổi từ 30 đến 35, một người tên Luấn, một người tên Bình đi chơi Tết thăm một số người bạn ở địa phương và có ghé thăm nhà chị Liêm.
Tại nhà chị Liêm, người thanh niên tên Bình chủ động rủ cả nhóm tiếp tục đi Tịnh Thọ chơi, tất cả đi bằng xe đạp, trong đó Bình chở Liêm.
Các điều tra viên tập trung vào chi tiết Bình chở chị Liêm và qua điều tra biết được hôm đó chị Liêm có mang các đồ trang sức: Nhẫn đeo tay, bông tai và vòng ở cổ. Như vậy, có thể 2 đối tượng Bình và Luấn, trong quá trình đi chơi đó, đã nảy lòng tham để thực hiện hành vi "Giết - cướp"?
Đại tá Nguyễn Tiến Sanh - nguyên Trưởng phòng Cảnh sát điều tra, Phó Trưởng Ban chuyên án nhớ lại: Lúc đó tôi quyết định cử 2 điều tra viên tập trung xác minh ở 2 xã: Bình Long và Bình Nguyên (huyện Bình Sơn), vì được biết hai đối tượng tình nghi làm nghề buôn bán đồ gốm, mà người dân ở 2 xã trên có một số người sinh sống bằng nghề này.
Tại xã Bình Long, thông qua Công an địa phương, điều tra viên Nhan Liên (hiện công tác tại văn phòng cơ quan CSĐT Công an tỉnh) đã xác định được người tên là Luấn.
Làm việc với cơ quan Công an, anh này khai: Sáng 31-1 được Nguyễn Thanh Bình rủ đi chơi tại xã Tịnh Phong cùng với các cô gái trong đó có Liêm. Đấu tranh với Luấn về thời gian trong tối 2-2, các điều tra viên đã loại ngay người này ra khỏi diện nghi vấn.
Cũng thông qua lời khai của Luấn, các điều tra viên được biết Nguyễn Thanh Bình hiện đang sinh sống với vợ thứ 2 là Phạm Thị L ở xã Bình Nguyên. Hướng điều tra đối tượng tình nghi số 1 được chuyển sang Nguyễn Thanh Bình.
Chiều tối 5-2, khi gần đến nhà Phạm Thị L, Đại úy Phạm Xuân Thu (là thành viên trong Ban chuyên án) đi cùng với 1 số Công an viên của xã, phát hiện 1 thanh niên đang đi xe đạp có mang theo cặp lồng, liền bất ngờ gọi: "Bình!". Đối tượng thoáng giật mình, nhưng vẫn trả lời: "Có gì không anh? Em vừa mới đi mua cháo về cho vợ". "Chúng tôi mời anh lên trụ sở Công an huyện để hỏi thăm một số việc".
Tại cơ quan Công an huyện Bình Sơn, khám xét trong túi quần của Bình phát hiện có số tiền là 3.250.000đ. Khi được hỏi nguồn gốc của số tiền này, thì Bình trả lời: Do đánh bạc mà có. Nhưng khi các điều tra viên đề cập lấy tiền đâu để tham gia đánh bạc, thì Bình không trả lời được. 19 giờ cùng ngày "Lệnh bắt khẩn cấp" Nguyễn Thanh Bình về hành vi "đánh bạc" được thực hiện.
Thượng tá Ngô Trọng Khôi, hiện là Phó Trưởng Công an huyện Mộ Đức - lúc đó là Thiếu tá, Đội trưởng Đội án truy xét thuộc Phòng CSĐT, người trực tiếp thực hiện "Lệnh bắt khẩn cấp" Nguyễn Thanh Bình, khẳng định: Đây là bước ngoặt của quá trình điều tra vụ án, vì nếu không bắt ngay được đối tượng vào chiều 5-2, thì sáng hôm sau (ngày 6-2) y sẽ chạy trốn lên tỉnh Đắk Lắk (theo lời khai của Bình sau này), như vậy công tác điều tra sẽ gặp rất nhiều khó khăn...